Vien Nghien Cuu Cong Nghe Sinh hoc va Moi Truong - DH Nong Lam TP.HCM, RESEARCH INSTITUTE FOR BIOTECHNOLOGY AND ENVIRONMENT- NONG LAM University

  

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

ĐT: 08.38966780 –  Website: http://www.hcmuaf.edu.vn

HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT BẢO VỆ THỰC VẬT VIỆT NAM

Số 149, Hồ Đắc Di, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

 ĐT: 04.3533 1386 Email: vnppa@fpt.vn

                                           

THƯ CẢM ƠN

Kính gửi:                       Quý Cơ quan, Quý Doanh nghiệp

                   Nhà Tài trợ

                   Thành viên tham gia hội nghị

                                                 

Hưởng ứng chuỗi sự kiện chào mừng 60 năm thành lập Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh (1955 - 2015), Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ Thực vật Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị  Bảo vệ Thực vật Toàn quốc tại Trường vào ngày 6 tháng 11 năm 2015 với chủ đề Quản lý dịch hại nông nghiệp bền vững  nhằm mục đích (1) tập hợp nguồn thông tin liên quan đến dịch hại nông nghiệp từ nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và sinh viên nông nghiệp; (2) chia sẽ những ý tưởng, kỹ thuật, công nghệ liên quan đến kiểm soát dịch hại cho sản phẩm nông nghiệp an toàn và bền vững; (3) gắn kết về mặt chuyên môn, trách nhiệm, liên kết giữa Doanh nghiệp-Nhà nghiên cứu-Nhà quản lý nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến dịch hại và phòng trừ dịch hại cho Người sản xuất.

Hội nghị được tham dự  hơn 300 đại biểu  tập hợp hơn 80  bài báo khoa học đề cập đến nhiều vấn đề thực tiễn,  trong đó xu hướng dùng “hữu cơ”, “chất kích kháng sinh học”, “dịch trích từ thực vật”, “ hóa chất tín hiệu” “nấm ký sinh côn trùng”, thiên địch” sẽ là công cụ kiểm soát dịch hại hiệu quả cần khuyến cáo sử dụng trong ICM, IPM. Vai trò của công cụ phân tử trong chẩn đoán tác nhân gây bệnh (kỹ thuật LAMP), chọn giống kháng dựa vào gen liên quan (gen crra5 ), dùng RAPD đáng giá đa dạng di truyền của các chủng vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith, được trình bày. Công nghệ GIS được sử dụng cho điều tra bệnh hại  và “Xu hướng canh tác hữu cơ sinh học của Tập đoàn Lộc Trời” là thông tin bổ ích cho nhà quản lý BVTV và công ty sản xuất BVTV. Hội nghị cung cấp thông tin về dịch hại trên cây chè Phú Thọ, cây quế Yên Bái, cà phê Đk Lắk, cây xoài Trà Vinh, cây chôm chôm Tiền Giang, dâu tây Lâm Đồng, khoai mì Tây Ninh, cây mía, cây lạc Thanh Hóa, và một số dịch hại mới  “sâu đục thân mía, “loài côn trùng và nhện gây hại trên cây mai vàng”, “ nấm Alternaria passiflorae trên chanh dây (Passiflora edulis), “nhện hại rễ (Soil Mine) cây có múi”, “thán thư trên hạt sen”. Bên cạnh kỹ thuật “né rầy” trên lúa, “biện pháp canh tác để né bệnh đốm nâu thanh long Bình Thuận” sẽ là mô hình cần học tập và ứng dụng.

            Hội nghị được sự đóng góp từ 13 trường Đại học, 7 Viện và 8 Trung tâm nghiên cứu, 12 Chi cục BVTV, 3 Sở Khoa học và Công nghệ, 5 Hiệp hội, 3 Trạm Khuyến nông,26 Công ty sản xuất kinh doanh BVTV, và sinh viên, học viên cao học. Đồng thời Hội nghị đã nhận được sự tài trợ kinh phí từ 14 Công ty hoạt động trong lĩnh vực BVTV, phân bón, sinh học. Kết quả cho thấy, sự cần thiết trong thiết lập các hoạt động thông tin - nghiên cứu - chuyển giao giữa Công ty - Trường - Viện - Chi cục BVTV nhằm “Quản lý dịch hại nông nghiệp” đạt kết quả “bền vững”.

Ban Tổ chức Hội nghị, Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ Thực vật Việt Nam, Trung tâm Kiểm định Thuốc phía Nam, chân thành cảm ơn các nhà tài trợ: Công ty TNHH An Nông, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Lộc Trời, Công ty Cổ phần Đầu tư Hợp Trí, Công ty TNHH thiết bị KHKT Thành Khoa, Công ty Cổ phần Giải Pháp Nông Nghiệp Tiên Tiến AA, Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn, Công ty Cổ phần Nicotex, Công ty Cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam, Công ty TNHH TM Tân Thành, Công ty Asiatic Agricultural Industries, Công ty Cổ phần SX-TM-DV Ngọc Tùng, Công ty TNHH-SX-TM 3 Con Rồng, Công ty TNHH PASF Việt Nam, Công ty Cổ phần Nông dược HAI đã hỗ trợ kinh phí, báo cáo và kết quả nghiên cứu cho hội nghị.

Chân thành cảm ơn Khoa Chăn nuôi – Thú Y, Khoa Công nghệ Thực phẩm, Phòng Quản trị - Vật tư, Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, và hỗ trợ nguồn lực  cho Hội nghị. Cảm ơn đến tất cả thành viên Ban Cố vấn, Ban Khoa học, Ban Thư ký đã hỗ trợ cho Hội nghị về bài báo cáo và báo cáo.

Gởi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả tác giả và đồng tác giả bài báo, báo cáo, poster và tham luận giúp cho Hội nghị được hoàn thiện và đạt kết quả.

 

                                                                 Thủ Đức, ngày 23 tháng 11 năm 2015

                                                                            Ban Tổ chức Hội nghị

                                             

 

Số lần xem trang: 2125
Điều chỉnh lần cuối: 03-12-2015

Trang liên kết

Toà nhà Viện CNSH & MT

Chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2005 của Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường

Con dấu ISO/IEC 17025:2005

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : một năm bốn tám hai

Xem trả lời của bạn !