Vien Nghien Cuu Cong Nghe Sinh hoc va Moi Truong - DH Nong Lam TP.HCM, RESEARCH INSTITUTE FOR BIOTECHNOLOGY AND ENVIRONMENT- NONG LAM University

 Cơ sở dữ liệu (CSDL) khoa học từ hệ thống tạp chí khoa học online trong cả nước đã được tích hợp, xây dựng thành CSDL chỉ số trích dẫn Việt Nam (Vietnam Citation Index - VIC), hỗ trợ việc tra cứu, cung cấp thông tin phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của các lĩnh vực.

 

GS Nguyễn Hữu Đức (ĐHQG Hà Nội), người dẫn dắt ý tưởng này cho biết: Mục tiêu đầu tiên là xây dựng một thư viện số, cung cấp tất cả các bài nghiên cứu công bố trên hệ thống tạp chí khoa học online của Việt Nam phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng tôi còn có một mong muốn xa hơn là thông qua hệ thống CSDL này và các công cụ trắc nghiệm phù hợp, có thể thực hiện các phân tích, thống kê phục vụ công tác quản lý khoa học.

Hệ thống này sẽ cung cấp thông tin về năng suất và chất lượng công bố trong nước của cá nhân các nhà khoa học và các tổ chức KH&CN. Đây cũng là kênh thống kê hỗ trợ công tác quản lý KH&CN và đánh giá chất lượng của các tạp chí khoa học. Đây sẽ là hệ thống cơ sở dữ liệu tích hợp các bài báo (tóm tắt hoặc/và toàn văn) của các Tạp chí Khoa học Việt Nam xuất bản online.

Bên cạnh mục đích học thuật, hệ thống còn cho phép xây dựng và công bố báo cáo thường niên về tình hình công bố khoa học trong nước; năng lực nghiên cứu của cá nhân nhà khoa học và các cơ sở nghiên cứu, giáo dục đại học; các định hướng khoa học đang được quan tâm ưu tiên…, phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách phát triển.

Hệ thống cơ sở dữ liệu này cũng là thông tin hỗ trợ cho các Cơ quan tài trợ nghiên cứu xét chọn và đánh giá về mức độ trùng lặp của đề tài nghiên cứu và năng lực, thành tích nghiên cứu của ứng viên.

Chỉ số trích dẫn Việt Nam cũng có thể hỗ trợ Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước nói riêng và các hội đồng nhân sự khoa học nói chung triển khai tin học hóa các quy trình tuyển chọn.

Ở một khía cạnh khác, thông qua chỉ số trích dẫn, chất lượng các Tạp chí Khoa học của Việt nam cũng sẽ được so sánh, đánh giá công khai và bình đẳng.

Hiện nay, hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học đã và đang được xây dựng, phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia với quy mô đa dạng, không chỉ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và quản lý trong phạm vi một quốc gia mà đã vươn ra toàn cầu như hệ thống CSDL của ISI, Scopus, PubMed, Google Scholar... Các quốc gia châu Á và nhiều nước Asean cũng đang xây dựng hệ thống chỉ số này (ASEAN Citation Index - ACI).

Hệ thống không chỉ dừng ở việc quản lý CSDL mà đã tích hợp nhiều công cụ phân tích thông tin tiện ích cho phép thống kê và đánh giá chất lượng, mức độ tác động, ảnh hưởng của công trình khoa học đã công bố, tạp chí khoa học, năng suất và chất lượng công bố của cá nhân nhà khoa học và cơ sở khoa học, thậm chí cả các chỉ số phát triển khoa học cơ bản của một quốc gia.

Theo GS Nguyễn Hữu Đức, trong khi các bài báo khoa học của nhà khoa học Việt Nam công bố trong hệ thống tạp chí quốc tế có thể được thống kê, phân tích đầy đủ thì số bài báo công bố trong hệ thống tạp chí khoa học trong nước - một tài nguyên nội sinh, “của nhà trồng được” - thì đang bỏ ngỏ, chưa được hệ thống hóa và thống kê và phân tích một cách toàn diện, do đó việc đánh giá chất lượng công bố khoa học và chất lượng tạp chí khoa học trong nước trở nên rất hạn chế.

ĐHQG Hà Nội đang ưu tiên tích hợp CSDL của hệ thống hơn 300 tạp chí khoa học trong nước đã được Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước tính điểm công trình.

Dự kiến sẽ tích hợp đến hệ thống tạp chí khoa học còn lại, nhưng có phân nhóm. Hiện nay, đánh giá chất lượng và điểm của các tạp chí trong nước đang hoàn toàn được thực hiện bằng phương pháp chuyên gia. Về cơ bản, các tạp chí của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo lớn, có truyền thống được đánh giá cao, còn các tạp chí của các đơn vị nhỏ, mới thì chưa có được sự tin cậy cao.

Hiện nay, CSDL của gần 200 tạp chí trong nước đã được tích hợp trên hệ thống này.

Dự kiến vào đầu năm học mới, hệ thống có thể công bố báo cáo thử nghiệm đầu tiên về số liệu bài báo xuất bản trong nước xuất bản online trong năm 2015 của các trường đại học Việt Nam.

  • SongNguyên

Số lần xem trang: 2185
Điều chỉnh lần cuối: 21-06-2016

Đọc báo

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng làm quyền hiệu trưởng ĐH Nông lâm TP.HCM (11-01-2021)

Hai nhà khoa học nhận Nobel Hóa học nhờ công nghệ chỉnh sửa gene (09-10-2020)

Nguồn gốc cây dược liệu quý-cây Sâm Ngọc Linh (27-07-2020)

Đi tìm nguồn gốc người Việt qua việc phân tích hệ gen (15-06-2020)

Bác sĩ trắng đêm xét nghiệm nCoV (08-05-2020)

Xin lỗi, công ty chúng tôi không tuyển người có bằng đại học đào tạo từ xa (22-10-2019)

Quản lý sinh viên kiểu… tiểu học (13-10-2019)

Hóa ra con người cũng có khả năng tái sinh cơ thể, nhưng bây giờ các nhà khoa học mới phát hiện ra (13-10-2019)

Toàn cầu hóa tác động đến chuyển dịch lao động trong cộng đồng ASEAN (11-10-2019)

Tìm “long mạch” cho các startup công nghệ Việt (05-09-2019)

Xem thêm ...

Trang liên kết

Toà nhà Viện CNSH & MT

Chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2005 của Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường

Con dấu ISO/IEC 17025:2005

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám bảy bảy hai năm

Xem trả lời của bạn !