Vien Nghien Cuu Cong Nghe Sinh hoc va Moi Truong - DH Nong Lam TP.HCM, RESEARCH INSTITUTE FOR BIOTECHNOLOGY AND ENVIRONMENT- NONG LAM University
Chức năng – Nhiệm vụ
Chức năng
Viện có chức năng nghiên cứu khoa học, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao quy trình công nghệ, và thực hiện dịch vụ khoa học công nghệ trong các lĩnh vực Công nghệ Sinh học và Môi trường.
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu phát triển vật liệu sinh học mới phục vụ cho sự phát triển của xã hội, con người, và môi trường.
Nghiên cứu và triển khai ứng dụng quy trình công nghệ vào thực tế sản xuất, bảo vệ môi trường, an toàn sinh học, và sức khỏe công đồng.
Nghiên cứu chuyển giao và đưa quy trình công nghệ vào thực tế
Hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước thực hiện các đề tài, dự án, và được phép đào tạo các khóa học ngắn hạn theo các lĩnh vực đăng ký.  
Tư vấn, thẩm định,và thực hiện các dịch vụ phân tích mẫu liên quan đến an toàn sinh học, vệ sinh thực phẩm, môi trường.
CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ – TỔ CHỨC của các Bộ môn
Chức năng
Bộ môn là đơn vị cơ sở của các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của Viện và chịu trách nhiệm về học thuật trong các lĩnh vực hoạt động của mình. Bộ môn hoạt động theo Quy chế do Viện trưởng quy định.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ đối với công tác đào tạo.
Phối hợp với các Khoa, Bộ môn trong trường đảm nhận việc tổ chức đào tạo ít nhất là một ngành hoặc một chuyên ngành ở bậc đại học, và một chuyên ngành sau đại học.
Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập một số môn học trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của trường, của khoa, Bộ môn.
Xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và môn học được Khoa và Trường giao.  
Nhiệm vụ của Bộ môn đối với công tác Nghiên cứu khoa học.
Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và cung ứng các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của Viện giao; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho Viện.
Nhiệm vụ của Bộ môn trong công tác xây dựng đội ngũ.
Bộ môn là đơn vị cơ sở trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học của Viện; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuộc ngành hoặc chuyên ngành của Bộ môn.
Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu công tác Bộ môn lên kế hoạch xây dựng đội ngũ theo chỉ tiêu biên chế của Viện được trường giao. Bộ môn đề xuất giữ lại những sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc hoặc giỏi để Hội đồng tuyển dụng Viện xem xét, đề xuất lên Trường ký hợp đồng tuyển dụng.
Bộ môn có trách nhiệm báo cáo lên Viện về mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mức độ hoàn thành công việc của từng cán bộ trẻ thuộc diện quy hoạch, bồi dưỡng để Viện có kế hoạch cụ thể trong công tác xây dựng đội ngũ chung của toàn Viện.
Tổ chức của Bộ môn
Đứng đầu là Trưởng Bộ môn, các Bộ môn có từ 10 cán bộ trở lên thì có thể đề xuất thêm 1 phó Bộ môn. Trưởng Bộ môn do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Viện Trưởng sau khi tham khảo các ý kiến của các giảng viên, cán bộ nghiên cứu trong Bộ môn (hình thức tham khảo là bỏ phiếu tín nhiệm). Phó Bộ môn do Trưởng Bộ môn đề nghị, Viện trưởng đề xuất lên Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm.
CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ – TỔ CHỨC của các Trung tâm
Chức năng
Trung tâm là tổ chức sự nghiệp khoa học công nghệ, có chức năng nghiên cứu, xác định, phân tích kiểm tra chất lượng các loại nông sản, các loại thực phẩm, các loại thức ăn phục vụ sản xuất trên các lĩnh vực hóa học, hóa lý và vi sinh (cảm quan, hóa học, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng, chất phụ gia, độc tố nấm mốc, mức nhiễm vi sinh vật, côn trùng hại nông sản,…).
Nhiệm vụ
Phối hợp chặt chẽ với các Khoa, Bộ môn tổ chức dạy lý thuyết thí nghiệm, thực hành và tổ chức thí nghiệm, thực hành cũng như đánh giá kết quả học tập cho tất cả các ngành học có thí nghiệm, thực hành mà trường đang đào tạo.
Triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, nhất là các ngành mũi nhọn như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin trong nghiên cứu khoa học, thí nghiệm, thực hành tiến tới tổ chức sản xuất phục vụ cho nhu cầu xã hội.
Tạo điều kiện để cán bộ khoa học trong trường, trong khu vực, các Trung tâm nghiên cứu đến cùng làm việc, nghiên cứu và triển khai ứng dụng những thành tựu công nghệ mới, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong khu vực.
Quản lý chặt chẽ và tổ chức khai thác có hiệu quả các thiết bị, cơ sở vật chất được trang bị. Phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên.
Phối hợp với các phòng, ban có liên quan chủ động trong việc tạo nguồn đầu tư trang thiết bị cũng như đề xuất mua sắm bổ sung các thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết khác, đảm bảo tốt cho công tác thí nghiệm, thực hành cũng như nghiên cứu khoa học của Viện, Trường.
Phối hợp với các Khoa, Bộ môn và các đơn vị trong và ngoài Trường tổ chức dạy lý thuyết, thực hành cũng như đánh giá kết quả học tập cho tất cả các ngành học có thí nghiệm thực hành tại Trung tâm.
Triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ (tập trung vào công nghệ sinh học và Môi trường) tiến tới tổ chức sản xuất phục vụ nhu cầu xã hội.
Quản lý cơ sở vật chất, phối hợp với các đơn vị liên quan tạo nguồn đầu tư trang thiết bị bổ sung cho nghiên cứu khoa học.
Tham gia công tác nghiên cứu khoa học cùng với cán bộ trong và ngoài trường, nghiên cứu triển khai ứng dụng thành quả nghiên cứu khoa học.
Tham gia các hoạt động khác có liên quan theo yêu cầu của Viện, Trường.
Tổ chức của Trung tâm
Trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Giám đốc Viện, đảm bảo chế độ đánh giá định kỳ về tình hình hoạt động các mặt của Trung tâm theo quy định của Viện Trưởng. Trung tâm hoạt động theo chế độ thủ trưởng, Giám Đốc do Viện trưởng đề xuất Hiệu trưởng quyết định bổ nhiệm, bãi miễn theo nhiệm kỳ Viện trưởng.
CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ của Phòng Quản lý Tổng hợp
Chức năng
Phòng Quản lý tổng hợp có chức năng tham mưu giúp việc cho Viện trưởng thực hiện quản lý thống nhất trong toàn Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường về các mặt công tác: hành chính, tổng hợp, văn thư, lưu trữ, pháp chế, cơ sở vật chất (nhà đất, tài sản), trật tự an toàn cơ quan; đảm bảo điều kiện làm việc và phối hợp đồng bộ với các Bộ môn, các Trung tâm tổ chức hoặc tham gia các hoạt động phục vụ, tư vấn và dịch vụ khoa học theo các quy định của Viện.
Nhiệm vụ
Phòng Quản lý tổng hợp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan giúp việc cho Viện trưởng. Phòng Quản lý tổng hợp có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
Tham mưu giúp cho Viện trưởng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện theo Điều lệ Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường được Hiệu trưởng phê duyệt theo Quyết định số 573/QĐ-ĐHNL-TCCB ngày 08/4/2009.
Tổ chức tiếp nhận, xử lý, tổng hợp, cung cấp thông tin phục vụ công tác lãnh đạo cho Viện và các đơn vị trực thuộc.
Tham gia soạn thảo các văn bản quản lý của Viện theo sự phân công của Viện trưởng; tổ chức việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, các quy định của Viện trưởng trong toàn Viện theo chức năng, nhiệm vụ của phòng Quản lý tổng hợp; rà soát lần cuối về mặt pháp lý các văn bản hành chính mà các Bộ môn, các Trung tâm soạn thảo trình Viện trưởng xem xét, ban hành.
Tổ chức và quản lý công tác văn thư, lưu trữ của Viện theo các quy định hiện hành của Nhà nước, Nhà trường và của Viện.
Tổ chức phục vụ các hội nghị, hội thảo, cuộc họp làm việc, tiếp khách của Viện, bao gồm: chuẩn bị nội dung, lịch trình, chương trình, điều kiện vật chất, ghi biên bản, soạn thảo kết luận và quản lý hồ sơ.
Tổ chức quản lý các hợp đồng, các dịch vụ từ khâu bắt đầu đến khâu kết thúc
Quản lý việc thực hiện xây dựng cơ bản, xây dựng nhỏ, sửa chữa lớn và mua sắm tài sản của Viện theo các quy định của Nhà nước, Nhà trường.
Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản nhà, đất là trụ sở làm việc và các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, giảng dạy của Viện theo các quy định hiện hành của Nhà nước, Nhà trường và của Viện.
Thực hiện công tác bảo vệ trật tự an toàn trụ sở cơ quan do Phòng quản lý, phòng cháy, chữa cháy ở Viện và một số công việc đột xuất khác.
Quản lý công tác tổ chức - cán bộ của Viện theo sự phân cấp của Viện trưởng.
Phối hợp đồng bộ với các Bộ môn, Trung tâm giúp Viện trưởng với tư cách là thành viên để theo dõi, đôn đốc, bảo đảm sự quản lý, chỉ đạo của Viện trưởng kịp thời và có hiệu quả
Tổ chức và thực hiện công tác phối hợp công tác với các Khoa, Phòng ban trong toàn trường.
Thực hiện những nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ TRẠI THỰC NGHIỆM NGỌC LÂM
Chức năng
Trại thực nghiệm là cơ sở phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thí nghiệm, thực hành, thực tập, thuộc các chuyên ngành công nghệ sinh học, kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ môi trường và các chuyên ngành khác có liên quan.
Nhiệm vụ
Hỗ trợ cho công tác đào tạo của Viện, trường: Tham gia dạy thực tập, rèn nghề nông nghiệp và kỹ thuật môi trường cho sinh viên.
Hỗ trợ các Trung tâm thuộc Viện trong việc tổ chức các lớp huấn luyện ngắn hạn, đào tạo nghề cho các cơ sở, tổ chức và cá nhân có nhu cầu.
Hỗ trợ các dự án, đề tài các cấp trong nghiên cứu khoa học khi thực hiện tại trại thực nghiệm.
Hỗ trợ cán bộ, sinh viên từ các Khoa, Bộ môn, Viện nghiên cứu và Trung tâm của Trường đến thực tập, thực nghiệm tại trại.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Viện Trưởng
Thực hiện chế độ báo cáo theo qui định của Viện.
Kết hợp với chính quyền địa phương trong việc giữ gìn an ninh trật tự của trại thực nghiệm.

 

Số lần xem trang: 3577
Điều chỉnh lần cuối: 29-11-2010

Trang liên kết

Toà nhà Viện CNSH & MT

Chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2005 của Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường

Con dấu ISO/IEC 17025:2005

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : một chín tám bốn tám

Xem trả lời của bạn !

logolink