Vien Nghien Cuu Cong Nghe Sinh hoc va Moi Truong - DH Nong Lam TP.HCM, RESEARCH INSTITUTE FOR BIOTECHNOLOGY AND ENVIRONMENT- NONG LAM University
Sáng ngày 29/11/2024, Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và Trường Đại Học Bạc Liêu đã đồng tổ chức toạ đàm "Phát triển hệ thống kết hợp nuôi trồng thủy sản – rừng ngập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long"
Buổi tọa đàm đã mang đến cơ hội để các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sinh thái rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản gặp gỡ và thảo luận. Sự kiện cũng thu hút được sự tham gia của các đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu từ trường Đại học và Viện nghiên cứu. Điều đáng chú ý là sự hiện diện của các hộ nông dân có kinh nghiệm trong mô hình kết hợp nuôi trồng thuỷ sản - rừng ngập mặn từ các tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng đã góp phần làm phong phú thêm nội dung thảo luận.
Sự kiện này đã tạo điều kiện thuận lợi để các chuyên gia và nông dân có thể chia sẻ kinh nghiệm và ý tưởng. Qua đó, giúp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ và quản lý trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và sinh thái rừng ngập mặn.

 

 Khóa học: “Phát hiện nhanh vi sinh trong thực phẩm” do Viện nghiên cứu BIOTEC, Thailand cùng Trường Đại học Tuskegee, Mỹ phối hợp với Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường (RIBE) đã diễn ra thành công tại Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trườn

  

Khoá học TMT :” Khoa học động vật trong phòng thí nghiệm”

 

 

Khoá học :” Khoa học động vật trong phòng thí nghiệm – Laboratory Animal Science” do Laboratory Animal Limited, UK tài trợ đã được tổ chức thành công tại Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường, Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh từ ngày 3-13 tháng 11 năm 2016. Khoá học này được giảng dạy bởi các giảng viên của Đại học Utrecht, Hà Lan cho 28 học viên chủ yếu là các cán bộ giảng dạy, các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, các Trường Đại học và Viện Nghiên cứu trong cả nước và 2 học viên ở Thổ Nhĩ Kỳ và Mông cổ nhằm nâng cao kiến thức, năng lực trong nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực đảm bảo quyền của động vật thí nghiệm và các nghiên cứu sử dụng động vật trong thí nghiệm. Trong suốt thời gian của khoá học, các học viên được cung cấp những kiến thức cập nhật về quyền động vật, các kỹ thuật nuôi, chăm sóc, dinh dưỡng, bệnh tật, cách bố trí thí nghiệm, cách lấy mẫu máu  v.v….. Bên cạnh đó các học viên cũng có điều kiện thực tập trên chuột bạch, chuột lang, rat, thỏ vốn là những động vật sử dụng rất nhiều trong các thí nghiệm.

 

Trong suốt thời gian của khoá học các học viên cũng có điều kiện tham quan bệnh xá thú y của trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Thời gian khoá học tuy ngắn ngủi nhưng các học viên nhận được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý giá trong lĩnh vực laboratory animal science (LAL) do các chuyên gia của Đại học Utrecht cung cấp. Những kiến thức đó sẽ giúp ích rất nhiều cho các học viên trong công tác giảng dạy và ứng dụng trong thực tiễn tại đơn vi. Hơn thế nữa khoá học này cũng là một cơ hội để các nhà khoa học Việt Nam gặp gỡ và trao đổi về chuyên môn với nhau và với các chuyên gia quốc tế nhằm thiết lập các mạng lưới nghiên cứu hỗ trợ lẫn nhau. Nhìn chung khoá học đã thành công tốt đẹp và nhận được sự đánh giá cao của các học viên cững như ban giảng huấn.


Trang liên kết

Toà nhà Viện CNSH & MT

Chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2005 của Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường

Con dấu ISO/IEC 17025:2005

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : hai sáu bốn không không

Xem trả lời của bạn !

logolink