Vien Nghien Cuu Cong Nghe Sinh hoc va Moi Truong - DH Nong Lam TP.HCM, RESEARCH INSTITUTE FOR BIOTECHNOLOGY AND ENVIRONMENT- NONG LAM University

Chữa hói đầu bằng tế bào gốc

(TNO) Dùng tế bào gốc tạo ra nang tóc, rồi cấy vào da đầu có khả năng trị bệnh hói đầu hiệu quả. Đây là kết quả nghiên cứu được các nhà khoa học thuộc Đại học Tokyo (Nhật Bản) công bố ngày 18.4.

Theo AFP, nhóm nghiên cứu dùng tế bào gốc để tạo ra nang lông, rồi sau đó cấy vào da các con chuột thí nghiệm vốn bị rụng lông trước đó.

Kết quả cho thấy các con chuột bắt đầu mọc lông trở lại và chu kỳ mọc lông khôi phục bình thường sau khi các lông cũ rụng hết.

Giáo sư Takashi Tsuji - trưởng nhóm nghiên cứu - và các nhà khoa học phát hiện các nang tóc ở người có thể được tạo ra bằng các tế bào gốc trưởng thành mà không cần phải chiết xuất từ phôi.

 


Đã có phương pháp chữa chứng hói đầu từ tế bào gốc - Ảnh: AFP 

Như vậy, trong tương lai, các nhà khoa học có thể chiết xuất tế bào gốc trưởng thành từ người để tạo thành nang tóc, rồi cấy vào da đầu, giúp người bị hói đầu mọc tóc trở lại.

“Chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người trong vòng 3-5 năm tới, và liệu pháp chữa trị hói đầu bằng tế bào gốc sẽ được sử dụng đại trà trong 10 năm sau đó”, theo nhà khoa học Koh-ei Toyoshima tại Đại học Tokyo.

Kết quả của công trình nghiên cứu kể trên được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Communications.

Phúc Duy

Số lần xem trang: 2439
Điều chỉnh lần cuối: 26-04-2012

Đọc báo

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng làm quyền hiệu trưởng ĐH Nông lâm TP.HCM (11-01-2021)

Hai nhà khoa học nhận Nobel Hóa học nhờ công nghệ chỉnh sửa gene (09-10-2020)

Nguồn gốc cây dược liệu quý-cây Sâm Ngọc Linh (27-07-2020)

Đi tìm nguồn gốc người Việt qua việc phân tích hệ gen (15-06-2020)

Bác sĩ trắng đêm xét nghiệm nCoV (08-05-2020)

Xin lỗi, công ty chúng tôi không tuyển người có bằng đại học đào tạo từ xa (22-10-2019)

Quản lý sinh viên kiểu… tiểu học (13-10-2019)

Hóa ra con người cũng có khả năng tái sinh cơ thể, nhưng bây giờ các nhà khoa học mới phát hiện ra (13-10-2019)

Toàn cầu hóa tác động đến chuyển dịch lao động trong cộng đồng ASEAN (11-10-2019)

Tìm “long mạch” cho các startup công nghệ Việt (05-09-2019)

Xem thêm ...

Trang liên kết

Toà nhà Viện CNSH & MT

Chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2005 của Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường

Con dấu ISO/IEC 17025:2005

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : sáu ba ba hai tám

Xem trả lời của bạn !

logolink