Vien Nghien Cuu Cong Nghe Sinh hoc va Moi Truong - DH Nong Lam TP.HCM, RESEARCH INSTITUTE FOR BIOTECHNOLOGY AND ENVIRONMENT- NONG LAM University

Bảo tồn gene lúa ở IRRI

Viện Lúa gạo Quốc tế (IRRI) được xây dựng từ những năm 1960 tại vùng Los Banos, Philippines.

Tại IRRI, hiện đang có ngân hàng lúa gạo lưu giữ hàng nghìn gene lúa khác nhau trên khắp thế giới, trong đó có gene lúa Tám Xoan Hải Hậu của Việt Nam.

Đầu tháng 3/2013, phóng viên có dịp tới thăm ngân hàng hạt giống (Seed Bank) và đã thấy được quy mô và sự hoành tráng của ngân hàng này. Theo lời giới thiệu của các nhà khoa học, đây được coi là ngân hàng lưu giữ nhiều gene lúa gạo nhất trên thế giới hiện nay. Các gene lúa gạo này được các nhà khoa học sưu tầm khắp thế giới, trong đó nhiều nhất là ở châu Á, rồi đến châu Phi, châu Mỹ và châu Âu. Số lượng gene cũng khá đa dạng với những gene lúa cổ đã có từ cách đây cả trăm năm.

Một chuyên gia của IRRI giới thiệu về các gene lúa trong Seed Bank.
Một chuyên gia của IRRI giới thiệu về các gene lúa trong Seed Bank.

Ngân hàng được chia làm 2 khu, trong đó một khu lưu giữ gene được 50 năm, một khu lưu giữ được 100 năm. Sở dĩ chia làm 2 khu theo giải thích của các nhà khoa học là do, nếu đầu tư tất cả cho khu lưu giữ gene 100 năm sẽ rất tốn kém, bởi ngoài việc phải duy trì -17 độ C liên tục cho ngân hàng này, còn phải tốn thêm rất nhiều chi phí khác.

Các gene lúa ở khu 50 năm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn là -8 độ C. Đối với khu lưu giữ gene 50 năm, thì cứ 5 năm các nhà khoa học mới phải lấy ra để kiểm tra 1 lần, còn khu lưu giữ gene 100 năm, thì tới 10 năm mới phải kiểm tra 1 lần. Kinh phí để đầu tư và duy trì các ngân hàng gene này là không nhỏ, phải mất tới hàng triệu USD mỗi năm.

Đã có lúc, IRRI phải cắt giảm số đầu gene lưu giữ do thiếu kinh phí. Song từ đầu năm 2013, do Chính phủ Mỹ và Philippines đã tăng chi phí tài trợ trở lại cho Viện, nên IRRI đã có thêm kinh phí để tiếp tục duy trì ngân hàng gene lúa quy mô nhất thế giới hiện nay.

Theo Dân Việt

Số lần xem trang: 2566
Điều chỉnh lần cuối:

Đọc báo

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng làm quyền hiệu trưởng ĐH Nông lâm TP.HCM (11-01-2021)

Hai nhà khoa học nhận Nobel Hóa học nhờ công nghệ chỉnh sửa gene (09-10-2020)

Nguồn gốc cây dược liệu quý-cây Sâm Ngọc Linh (27-07-2020)

Đi tìm nguồn gốc người Việt qua việc phân tích hệ gen (15-06-2020)

Bác sĩ trắng đêm xét nghiệm nCoV (08-05-2020)

Xin lỗi, công ty chúng tôi không tuyển người có bằng đại học đào tạo từ xa (22-10-2019)

Quản lý sinh viên kiểu… tiểu học (13-10-2019)

Hóa ra con người cũng có khả năng tái sinh cơ thể, nhưng bây giờ các nhà khoa học mới phát hiện ra (13-10-2019)

Toàn cầu hóa tác động đến chuyển dịch lao động trong cộng đồng ASEAN (11-10-2019)

Tìm “long mạch” cho các startup công nghệ Việt (05-09-2019)

Xem thêm ...

Trang liên kết

Toà nhà Viện CNSH & MT

Chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2005 của Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường

Con dấu ISO/IEC 17025:2005

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : bảy không một một tám

Xem trả lời của bạn !

logolink