Vien Nghien Cuu Cong Nghe Sinh hoc va Moi Truong - DH Nong Lam TP.HCM, RESEARCH INSTITUTE FOR BIOTECHNOLOGY AND ENVIRONMENT- NONG LAM University

Nuôi cấy thành công não người trong phòng thí nghiệm

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học đã nuôi cấy thành công não bộ người trong phòng thí nghiệm, mở ra cơ hội tìm hiểu sâu hơn cách não người phát triển và nguyên nhân những căn bệnh như tâm thần phân liệt hay tự kỷ.
Theo Hãng tin Reuters, các nhà nghiên cứu Viện Công nghệ sinh học phân tử (Áo) và ĐH Di truyền học Edinburg (Anh) đã dùng tế bào mầm của con người để nuôi cấy thành công trong phòng thí nghiệm các “cơ quan tế bào não”, hay nói một cách đơn giản hơn là những “bộ não mini”.

Nuôi cấy thành công não người trong phòng thí nghiệm
Não người là cấu trúc tự nhiên phức tạp nhất trong vũ trụ - (Ảnh: 
Science Daily)

Trước đây, các nhà khoa học từng dùng tế bào gốc để nuôi cấy các bộ phận cơ thể như gan hay khí quản… Tuy nhiên chưa bao giờ các mô tế bào não đầy phức tạp được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Sản phẩm của nhóm chuyên gia trên là cơ quan tế bào não dài 4mm gồm cả vỏ não và các mô thần kinh, sau hai tháng nuôi cấy.
Từ một mô rất đơn giản, não bộ con người phát triển thành cấu trúc tự nhiên phức tạp nhất trong vũ trụ và đến nay giới khoa học vẫn mù mờ về sự phát triển thần kỳ này. Do đó những căn bệnh rối loạn về não như trầm cảm, tâm thần phân liệt hay tự kỷ vẫn là thách thức lớn của y học hiện đại.
Nhóm nghiên cứu thừa nhận vẫn chưa thể tạo ra một bộ não con người hoàn chỉnh có đủ mọi chức năng. Đó là nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu. Tuy nhiên “não bộ mini“ cho phép họ phát triển mô hình của một số bệnh thần kinh cũng như cách kích thích mô não chống lại chúng.
Giáo sư Paul Matthews thuộc Trường Imperial London bình luận về lâu dài nghiên cứu này có thể giúp tìm hiểu bệnh tâm thần phân liệt, tự kỷ, Alzheimer’s - đang ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới - phát triển như thế nào. Và từ đó y học có thể sẽ chế tạo được các loại thuốc trị những căn bệnh nghiêm trọng này.

 

Số lần xem trang: 2406
Điều chỉnh lần cuối:

Đọc báo

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng làm quyền hiệu trưởng ĐH Nông lâm TP.HCM (11-01-2021)

Hai nhà khoa học nhận Nobel Hóa học nhờ công nghệ chỉnh sửa gene (09-10-2020)

Nguồn gốc cây dược liệu quý-cây Sâm Ngọc Linh (27-07-2020)

Đi tìm nguồn gốc người Việt qua việc phân tích hệ gen (15-06-2020)

Bác sĩ trắng đêm xét nghiệm nCoV (08-05-2020)

Xin lỗi, công ty chúng tôi không tuyển người có bằng đại học đào tạo từ xa (22-10-2019)

Quản lý sinh viên kiểu… tiểu học (13-10-2019)

Hóa ra con người cũng có khả năng tái sinh cơ thể, nhưng bây giờ các nhà khoa học mới phát hiện ra (13-10-2019)

Toàn cầu hóa tác động đến chuyển dịch lao động trong cộng đồng ASEAN (11-10-2019)

Tìm “long mạch” cho các startup công nghệ Việt (05-09-2019)

Xem thêm ...

Trang liên kết

Toà nhà Viện CNSH & MT

Chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2005 của Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường

Con dấu ISO/IEC 17025:2005

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám tám sáu năm bảy

Xem trả lời của bạn !

logolink