Vien Nghien Cuu Cong Nghe Sinh hoc va Moi Truong - DH Nong Lam TP.HCM, RESEARCH INSTITUTE FOR BIOTECHNOLOGY AND ENVIRONMENT- NONG LAM University

 Các dịch bệnh này gọi chung là có “nguồn gốc từ thú” (zoonoses) gồm: Ebola, cúm gia cầm, hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng do virút (SARS), hội chứng viêm đường hô hấp xuất phát từ Trung Đông (MERS), sốt Rift Valley, virút phía Tây sông Nile (Ai Cập), virút Zika gây tật đầu nhỏ ở trẻ em.

Trong hai thập kỷ qua, thế giới đã tiêu tốn hơn 100 tỉ đôla Mỹ cho các dịch bệnh mới xuất hiện. Nếu các dịch bệnh này bùng phát thành đại dịch ở người, thiệt hại này sẽ lên đến vài nghìn tỉ đôla Mỹ.

Báo cáo cho biết khoảng 60% tất cả các bệnh truyền nhiễm là từ động vật sang người, trong đó có 75% là các dịch bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện. Trung bình cứ mỗi 4 tháng lại có một dịch bệnh truyền nhiễm mới được phát hiện ở con người.

Ngoài ra, LHQ còn đề cập các hóa chất độc hại trong cây trồng được sinh ra bởi sự biến đổi khí hậu. Thông thường các loại cây sẽ chuyển đổi nitrate thành các axit amin và protein. Tuy nhiên, quá trình hạn hán lại làm chậm quá trình chuyển đổi này. Nitrate tích lũy trong thực vật trở nên độc hại với chính thực vật đó và các động vật ăn phải chúng.

Cũng theo LHQ, trên thế giới hiện nay có 80 loài thực vật được biết đến là gây ngộ độc do tích lũy nitrate như lúa mì, lúa mạch, ngô, kê, lúa miến, đậu nành và nhiều loại cây nhạy cảm khác.

Ngộ độc nitrate cấp tính ở động vật có thể gây ra sẩy thai, ngạt thở và thậm chí là tử vong. Ngoài ra, nó hủy hoại sinh kế của người nông dân, đặc biệt là các hộ nuôi trồng vừa và nhỏ.

Một số độc tố khác có liên quan đến việc biến đổi khí hậu là hydrogen cyanide hoặc axit prussic có thể tích tụ trong các cây như sắn, hạt lanh, ngô và lúa miến.

Nấm cũng là một loại thực phẩm tích tụ độc tố có thể gây hại đến sức khỏe của người và động vật, ngay cả khi nồng độ độc tố rất nhỏ mycotoxins. Chất độc này từ nấm có thể lây lan ra các loại cây trồng khác như cà phê, đậu phộng, ngô, hạt có dầu, lúa miến, cây lấy hạt và lúa mì.

Ngoài ra, một số loại nấm chứa chất độc Aflatoxin làm cho thai nhi còi cọc. Đây là một trong những vấn đề đang nổi cộm trong trồng trọt.

Trong thế kỷ 20, toàn thế giới đã chứng kiến sự suy giảm nghiêm trọng về đa dạng sinh vật và chất lượng của các hệ sinh thái. Trái ngược lại là sự gia tăng đột biến về dân số và lượng vật nuôi trên Trái đất.

Báo cáo của Cơ quan Môi trường Liên Hiệp Quốc báo động tình trạng rác thải nhựa tràn ra các đại dương và sự nóng lên toàn cầu chính là hai lý do chính ảnh hưởng tới “mối quan hệ quan trọng giữa môi trường lành mạnh và sức khỏe con người”.

 
 

Số lần xem trang: 2460
Điều chỉnh lần cuối: 22-05-2016

Đọc báo

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng làm quyền hiệu trưởng ĐH Nông lâm TP.HCM (11-01-2021)

Hai nhà khoa học nhận Nobel Hóa học nhờ công nghệ chỉnh sửa gene (09-10-2020)

Nguồn gốc cây dược liệu quý-cây Sâm Ngọc Linh (27-07-2020)

Đi tìm nguồn gốc người Việt qua việc phân tích hệ gen (15-06-2020)

Bác sĩ trắng đêm xét nghiệm nCoV (08-05-2020)

Xin lỗi, công ty chúng tôi không tuyển người có bằng đại học đào tạo từ xa (22-10-2019)

Quản lý sinh viên kiểu… tiểu học (13-10-2019)

Hóa ra con người cũng có khả năng tái sinh cơ thể, nhưng bây giờ các nhà khoa học mới phát hiện ra (13-10-2019)

Toàn cầu hóa tác động đến chuyển dịch lao động trong cộng đồng ASEAN (11-10-2019)

Tìm “long mạch” cho các startup công nghệ Việt (05-09-2019)

Xem thêm ...

Trang liên kết

Toà nhà Viện CNSH & MT

Chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2005 của Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường

Con dấu ISO/IEC 17025:2005

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : sáu bốn bốn năm

Xem trả lời của bạn !

logolink