Vien Nghien Cuu Cong Nghe Sinh hoc va Moi Truong - DH Nong Lam TP.HCM, RESEARCH INSTITUTE FOR BIOTECHNOLOGY AND ENVIRONMENT- NONG LAM University

Lần đầu tiên giải mã thành công bộ gene cà chua

 
 

Lần đầu tiên, một nhóm nhà khoa học quốc tế đã giải mã thành công bộ gene cà chua, mở đường cho nghiên cứu các biện pháp nâng cao hàm lượng dinh dưỡng, tạo mùi vị hấp dẫn hơn cũng như kéo dài vòng đời của loại cây này.

Theo công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Tự nhiên (Nature) của Anh số ra ngày 30/5, hơn 300 nhà nghiên cứu đến từ 14 quốc gia trên thế giới đã tiến hành phân tích cấu trúc gene của hai loại cà chua là các giống cà chua đã được lai tạo và cà chua mọc tự nhiên có xuất xứ từ Nam Mỹ.

Lần đầu tiên giải mã thành công bộ gene cà chua

Kết quả cho thấy cà chua có 35.000 gene, và tỷ lệ chênh lệch cấu trúc gene giữa hai loại cà chua này chỉ là 0,6%. Các nhà khoa học cũng cho biết về mặt di truyền học, bộ gene cà chua chỉ khác 8% so với khoai tây.

Ông Francisco Camara, chuyên gia thuộc Trung tâm Điều chỉnh gene của Tây Ban Nha, cho biết cà chua là một trong những loại cây trồng phổ biến nhất trên thế giới.

Kết quả giải mã bộ gene cà chua sẽ giúp con người hiểu biết sâu sắc hơn về sự tăng trưởng của các loài thực vật bậc cao khác, từ đó tìm ra các biện pháp hữu ích cho ngành nông nghiệp trong tương lai.

Cà chua thuộc họ Cà, hay còn gọi là họ Khoai tây (tên khoa học là Solanaceae) - gồm cả các loại cây có giá trị dinh dưỡng cao khác như khoai tây, hạt tiêu, cà tím cũng như một số loại cây thảo dược và cây gia vị khác...

Trước đó, các nhà khoa học đã giải mã bộ gene gạo, ngô, lúa mỳ, đậu tương, táo và dâu tây.

 
Theo Vietnam+

 

Số lần xem trang: 2430
Điều chỉnh lần cuối:

Đọc báo

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng làm quyền hiệu trưởng ĐH Nông lâm TP.HCM (11-01-2021)

Hai nhà khoa học nhận Nobel Hóa học nhờ công nghệ chỉnh sửa gene (09-10-2020)

Nguồn gốc cây dược liệu quý-cây Sâm Ngọc Linh (27-07-2020)

Đi tìm nguồn gốc người Việt qua việc phân tích hệ gen (15-06-2020)

Bác sĩ trắng đêm xét nghiệm nCoV (08-05-2020)

Xin lỗi, công ty chúng tôi không tuyển người có bằng đại học đào tạo từ xa (22-10-2019)

Quản lý sinh viên kiểu… tiểu học (13-10-2019)

Hóa ra con người cũng có khả năng tái sinh cơ thể, nhưng bây giờ các nhà khoa học mới phát hiện ra (13-10-2019)

Toàn cầu hóa tác động đến chuyển dịch lao động trong cộng đồng ASEAN (11-10-2019)

Tìm “long mạch” cho các startup công nghệ Việt (05-09-2019)

Xem thêm ...

Trang liên kết

Toà nhà Viện CNSH & MT

Chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2005 của Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường

Con dấu ISO/IEC 17025:2005

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : chín tám không tám không

Xem trả lời của bạn !

logolink