Vien Nghien Cuu Cong Nghe Sinh hoc va Moi Truong - DH Nong Lam TP.HCM, RESEARCH INSTITUTE FOR BIOTECHNOLOGY AND ENVIRONMENT- NONG LAM University
Vụ “luộc” đề tài nghiên cứu tại ĐH Bách khoa HN: Sẽ làm rõ “đạo”, “đạo” đến đâu?
 
 
Sau khi Báo Lao Động đăng tải bài “Trường ĐH Bách khoa HN: Công nghệ “luộc” đề tài nghiên cứu khoa học” (số 172 ra ngày 29.7), PV Báo LĐ đã có cuộc làm việc với Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) TP.Hà Nội để tìm hiểu việc cơ quan chức năng xử lý vụ việc, trước khả năng có tham nhũng tiền tài trợ của thành phố cho đề tài nghiên cứu khoa học bị tố “đạo văn”.

Sơ ý hay cố ý?

Tại buổi làm việc sáng ngày 7.8 với PV Báo LĐ, ông Nguyễn Tuấn – Chánh Thanh tra Sở KHCN TP.Hà Nội - khẳng định: “Sau buổi làm việc với báo chí, tôi sẽ báo cáo với giám đốc sở để xem xét đề tài nghiên cứu do PGS-TS Vũ Thị Hồng Khanh làm chủ nhiệm có đạo (đề tài do PGS-TS Lê Hữu Chiến làm chủ nhiệm) và đạo đến đâu?”.

Chánh thanh tra Nguyễn Tuấn cũng cho biết, Sở KHCN TP.Hà Nội cũng đã nhận được bản giải trình của PGS-TS Vũ Thị Hồng Khanh. Theo đó, PGS-TS Khanh có khẳng định đã “sơ suất” khi không đưa đề tài do PGS-TS Lê Hữu Chiến làm chủ nhiệm vào phần “Tài liệu tham khảo”.

Ông Tuấn cho biết: “Đề tài của chị Khanh nâng thêm một bước so với đề tài kia. Chỉ có điều những thông tin trong quá trình nghiên cứu mà chị Khanh đưa ra lại không có chỉ dẫn về xuất xứ... Chị nhấc sang từ đề tài cũ. Đáng lẽ khi chị Khanh nhấc sang thì phải chỉ dẫn đây là những nghiên cứu từ đề tài của PGS-TS Lê Hữu Chiến”.

Khi PV Báo Lao Động bình luận: “Khi nhấc nghiên cứu khoa học của người khác sang đề tài của mình mà không chỉ dẫn là cố ý ăn cắp chứ không phải là “sơ suất” không dẫn nguồn” thì ông Nguyễn Tuấn cũng phá lên cười: “Đúng rồi. Cái đấy có thể là như thế!”.

Nghiên cứu khoa học… khống (!?)

Theo nguồn tin riêng của Báo LĐ, ngay sau khi nghi vấn “đạo văn”, “luộc đề tài” của PGS-TS Vũ Thị Hồng Khanh (Viện trưởng, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Dệt-may - Da-giày và Thời trang thuộc Trường ĐH Bách khoa HN) được báo chí công khai, Vụ Khoa học - Công nghệ Bộ GDĐT đã yêu cầu vị tiến sĩ này giải trình sự việc.

Theo bản giải trình của PGS-TS Vũ Thị Hồng Khanh, thì đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vải kháng khuẩn chống thấm dùng trong lĩnh vực y tế” mã số 01C-01/13-2007-3 do PGS-TS Khanh làm chủ nhiệm “có kế thừa một số kết quả từ đề tài bộ (đề tài của PGS-TS Lê Hữu Chiến), chiếm khoảng 10-15% tổng toàn bộ nội dung nghiên cứu thực nghiệm mới của đề tài”.

PGS-TS Vũ Thị Hồng Khanh cũng khẳng định: “Nội dung đề tài mới (đề tài của PGS-TS Khanh) bao gồm nghiên cứu tạo vải kháng khuẩn, nghiên cứu tạo vải chống thấm và nghiên cứu tạo vải kháng khuẩn chống thấm đồng thời. Do vậy, các phần nghiên cứu đều phải tiếp cận theo một cơ sở khoa học mới”.

Khẳng định trên của PGS-TS Vũ Thị Hồng Khanh cũng cho thấy đề tài của bà đã không có phần nghiên cứu sẽ kháng được những loại khuẩn nào (?!). Quả thực, khi PV giở từng trang báo cáo tổng kết đề tài dày đến 113 trang của PGS-TS Khanh cũng không tìm thấy một con vi khuẩn nào (?!).

Trong khi đó, đề tài cấp bộ của PGS-TS Lê Hữu Chiến “nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thương mại hóa sản phẩm vải và quần áo kháng khuẩn phục vụ các ngành y tế, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và dân dụng” sử dụng chủng vi khuẩn có tên Escherichia.coli K12TG1 có trong bộ sưu tập giống của Bộ môn các sản phẩm lên men, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa HN.

Theo một nhà khoa học thuộc Trường ĐH Bách khoa HN mà PV Báo LĐ đã trao đổi: “Khi anh nghiên cứu hoàn thiện vải kháng khuẩn mà không nghiên cứu xem thứ vải đó kháng được những loại khuẩn nào, hiệu quả ra sao thì có khác nào là nghiên cứu... khống”.

Khi PV đề nghị nhà khoa học này cho nhận xét về hai đề tài của PGS-TS Lê Hữu Chiến và của PGS-TS Vũ Thị Hồng Khanh thì nhà khoa học này khẳng định: “Kết quả nghiên cứu khảo sát công nghệ kháng khuẩn cho vải bằng AEM 5772/5 và nghiên cứu tối ưu hóa công nghệ kháng khuẩn cho vải bằng AEM 5772/5 do PGS-TS Khanh thực hiện đều sao chép kết quả đề tài do PGS-TS Lê Hữu Chiến làm chủ nhiệm”.

Số lần xem trang: 2147
Điều chỉnh lần cuối: 20-08-2013

Đọc báo

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng làm quyền hiệu trưởng ĐH Nông lâm TP.HCM (11-01-2021)

Hai nhà khoa học nhận Nobel Hóa học nhờ công nghệ chỉnh sửa gene (09-10-2020)

Nguồn gốc cây dược liệu quý-cây Sâm Ngọc Linh (27-07-2020)

Đi tìm nguồn gốc người Việt qua việc phân tích hệ gen (15-06-2020)

Bác sĩ trắng đêm xét nghiệm nCoV (08-05-2020)

Xin lỗi, công ty chúng tôi không tuyển người có bằng đại học đào tạo từ xa (22-10-2019)

Quản lý sinh viên kiểu… tiểu học (13-10-2019)

Hóa ra con người cũng có khả năng tái sinh cơ thể, nhưng bây giờ các nhà khoa học mới phát hiện ra (13-10-2019)

Toàn cầu hóa tác động đến chuyển dịch lao động trong cộng đồng ASEAN (11-10-2019)

Tìm “long mạch” cho các startup công nghệ Việt (05-09-2019)

Xem thêm ...

Trang liên kết

Toà nhà Viện CNSH & MT

Chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2005 của Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường

Con dấu ISO/IEC 17025:2005

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : một ba chín ba không

Xem trả lời của bạn !