Mật ong RIBE-HONEY BEE là sản phẩm được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước KC07/06-10 với đề tài: “NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN CÁC SẢN PHẨM ONG MẬT”. Đề tài do TS. Lê Minh Hoàng, giảng viên Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm. Đề tài được Bộ Khoa học và Công nghệ ký Quyết định số 1899/QĐ-BKHCN ngày 29 tháng 8 năm 2008 về việc phê duyệt kinh phí và bắt đầu thực hiện từ tháng 01/2009 - 12/2010. Đề tài đã được nghiệm thu đánh giá xếp loại khá.
Để ứng dụng vào thực tiển từ kết quả của đề tài, Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường đã cho ra đời sản phẩm mật ong RIBE-HONEY BEE
Mật ong RIBE-HONEY BEE được sản xuất và đóng chai theo quy trình khép kín từ khâu nhập nguyên vật liệu cho đến khâu thành phẩm.
THÀNH PHẦN MẬT ONG
Bằng các kỹ thuật hiện đại đã xác định được trong mật ong có chứa ít nhất 100 chất có tác dụng sinh học quan trọng đối với cơ thể con người. Các thành phần chính có mặt trong mật ong chủ yếu gồm:
Hàm lượng nước: có từ 18,5-22%, hàm lượng nước cao hơn 22% mật thường lên men và dễ bị hư.
Hàm lượng đường: Thành phần chính của mật ong là đường, trong đó glucose và fructose chiếm tới 85%, đường sucrose chiếm khoảng 1-5%, còn lại là các đường đôi như mantose, isomaltose, nigerose, turanose, maltulose, leucrose, neotrehalose, gentiobiose, laminaribiose, và một hàm lượng nhỏ các loại đường đa khác
Protein và các amino axit: Hàm lượng protein trong mật ong có khoảng 0,1–3,0%, các enzyme này có từ phấn hoa và do ong tiết ra trong quá trình ong luyện mật, như (diastase, invertase, glucose oxidase, catalase).
Enzyme: Mật ong được đánh giá là loại thức ăn chứa nhiều enzyme, các enzyme này có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Nếu thiếu, cơ thể không thể tiêu hóa và hấp thu được các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Các enzyme diastase, invertase, glucose oxidase, acid phosphatase chỉ có một lượng nhỏ từ nguyên liệu mà ong thu hoạch từ thiên nhiên về, còn hầu hết đều do ong tiết ra trong quá trình luyện mật.
Các loại axit có mặt trong mật ong bao gồm: gluconic, acetic, butyric, lactic, citric, formic. Hàm lượng của axit formic trong mật hoa giao động từ 50–200 ppm, mật lá từ 200–500 ppm.
Chất khoáng có trong mật: Theo kết quả phân tích của Baden – Wurtemberg (1987) trong mật ong có các nguyên tố (Kali, Natri, Can xi, Đồng, Magie, Mangan, Clo, Lưu huỳnh, Phốt pho, Sắt, Bo, Nhôm).
Vitamin: Hàm lượng vitamin có trong mật ong tuy không nhiều nhưng lại có nhiều loại, cứ trong một 1kg mật có: 1,5mg B2, 2mg B3, 1mg PP, 5mg B6 và 30-54mg vitamin C.
Chất màu và chất thơm: Mùi thơm của mật ong được tạo bởi các loại axit amin, cùng các nội tiết tố thực vật và các kích tố sinh trưởng của cây mà con ong lấy về tổ để chế biến thành mật ong.
Đo độ màu của mật ong: Màu sắc mật ong có thể rất khác nhau thay đổi từ vàng chanh, hổ phách, vàng, nâu sáng hay vàng nâu, nâu sẫm, tùy theo loại cây cho mật
THÔNG TIN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
I. YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT
1.1. Các chỉ tiêu cảm quan
- Về hình thức: Dung dịch lỏng đồng nhất.
- Về màu sắc: Màu sắc đặc trưng của sản phẩm.
- Về mùi vị: Mùi vị đặc trưng của sản phẩm.
1.2. Các chỉ tiêu hóa lý
II. THÀNH PHẦN CẤU TẠO: 100% mật ong tự nhiên, nguyên chất.
III. QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Sản phẩm được đóng gói trong chai thủy tinh hoặc chai nhựa PE, PP, bao bì sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khối lượng tịnh: từ 250g/ hủ - 2000g/hủ; hoặc tùy thuộc và nhu cầu của thị trường được ghi rõ trên bao bì.
IV.THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN: 36 tháng tính từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng được ghi trên nhãn sản phẩm.
V. CÔNG DỤNG CỦA MẬT ONG
5.1 Công dụng
- Có công dụng nâng cao sức khoẻ con người.
- Chống lão hoá.
- Có lợi cho hệ tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, hệ miễn dịch, giúp da dẻ hồng hào, an thần, ngủ ngon, phòng ngừa cảm cúm, viêm họng, viêm loét dạ dày.
5.2 Đối tượng sử dụng
- Mật ong dùng cho mọi lứa tuổi và thể trạng.
- Phụ nữ mang thai dùng mật ong sẽ có tác dụng thúc đẩy tiêu hoá, bổ sung kẽm, magie và các khoáng chất khác giúp người mẹ và thai nhi phát triển tốt.
- Trẻ trên một tuổi biếng ăn, suy dinh dưỡng, dùng mật ong sẽ giúp bé ăn ngon miệng.
- Người làm việc trí óc quá sức, người mới ốm dậy dùng mật ong sẽ mau phục hồi sức lực.
* Ghi chú: Trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng hoặc khi sử dụng phải thận trọng.
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, BẢO QUẢN
6.1 Cách dùng
- Nên dùng đều mỗi ngày 2 – 3 lần và mỗi lần dùng từ 2 – 3 thìa mật.
+ Buổi sáng: Dùng mật ong với bánh mì hoặc dùng với các loại củ quả khác.
+ Pha mật ong với nước ấm, nước chè xanh hoặc nước trái cây.
+ Buổi trưa: Pha mật ong với nước trái cây làm thức uống để giải nhiệt và giảm mệt mỏi.
+ Buổi tối: Trước khi đi ngủ nên pha với nước ấm uống sẽ có tác dụng tốt để an thần.
+ Bị viêm họng hoặc khan tiếng nên ngậm mật ong nguyên chất mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh.
+ Dùng ướp thịt, cá khi làm các món nướng hay chiên sẽ làm cho món ăn thơm và ngon hơn.
6.2 Bảo quản và vận chuyển
- Để nơi khô ráo, mát, tránh để không khí và ánh sáng tiếp xúc trực tiếp.
- Để ở nhiệt độ phòng, không bảo quản trong tủ lạnh.
- Phương tiện vận chuyển hợp vệ sinh.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
Sản xuất tại: Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM
Địa chỉ: Khu phố 6, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08. 37220294 email: ribe@hcmuaf.edu.vn
Hotline: 0918404729
Số lần xem trang: 2821
Điều chỉnh lần cuối: 21-08-2014