Vien Nghien Cuu Cong Nghe Sinh hoc va Moi Truong - DH Nong Lam TP.HCM, RESEARCH INSTITUTE FOR BIOTECHNOLOGY AND ENVIRONMENT- NONG LAM University
Ô nhiễm từ con người
 
Nói tới nạn ô nhiễm môi trường thì thật thiên hình vạn trạng, nhưng dù “phong phú” tới mức nào, thì đầu mối của mọi ô nhiễm đều xuất phát từ con người. Không chỉ là từ con người trực tiếp gây ra ô nhiễm, mà còn từ những con người có trách nhiệm, có chức năng bảo vệ môi trường nhưng đã làm ngơ, thậm chí ngầm khuyến khích cho những hoạt động gây ô nhiễm.
 Trong đó Bộ TN-MT và các Sở TN-MT có trách nhiệm rất lớn.
Tôi còn nhớ, khi một nhà máy ở quê tôi xả thải ra sông khiến cá chết hàng loạt, đã không thấy các cơ quan chức năng nói gì cả. Nhưng khi báo chí vào cuộc, trưng ra các bằng chứng, thì lại thấy khá nhiều cơ quan chức năng “nhảy” vào điều tra. Rồi sau hàng loạt hoạt động điều tra, kết quả là nhà máy bị xử phạt một cách…nhẹ nhàng. Đây là tình trạng chung cho cả nước, chứ không riêng gì một địa phương.
Một khi “ô nhiễm” đã “ăn” vào cơ thể, vào đầu óc những con người, trong đó có những con người làm nhiệm vụ bảo vệ môi trường, từ đó xuất hiện những hành xử “ô nhiễm” trước các thực trạng ô nhiễm, thì quả thật rất khó để có thể khắc phục tình trạng ô nhiễm hiện nay.
Ai cũng biết, ô nhiễm công nghiệp là điều khó tránh khỏi khi tiến trình công nghiệp hóa đang diễn ra với tốc độ cao và diện phủ sóng rộng.  Nhưng khó tránh khỏi không có nghĩa là bó tay, không có những biện pháp và kỹ thuật khắc phục. Nhưng, ai cũng biết, để đầu tư cho những hệ thống bảo vệ môi trường trong hoạt động công nghiệp, chi phí là khá cao. Và các công ty, nhà máy, thậm chí các cơ sở sản xuất nhỏ đều tìm nhiều cách để “né” những khoản đầu tư này. Cũng như vậy, các quan chức có trách nhiệm bảo vệ môi trường khi tìm cách “né” nhiệm vụ của mình, họ đều có lý do “khó nói”. Khó nói công khai, nhưng ai cũng ngầm hiểu, vì sao các cơ sở gây ô nhiễm tiếp tục tồn tại một cách ngang nhiên trước mũi các cơ quan chức năng mà không hề chịu bất cứ một hình thức chế tài nào. Ô nhiễm từ con người là như thế! Và đó là sự ô nhiễm khiến những ô nhiễm trong môi trường không được khắc phục.
Nhân dân là người phải trực tiếp chịu đựng mọi tai họa về nạn ô nhiễm môi trường này, dù là ô nhiễm từ con người hay ô nhiễm từ thiên nhiên.
Hủy hoại môi trường sống của con người, đó thực chất là một tội ác. Chỉ có điều, nói như Bộ trưởng TN-MT, nó vẫn chưa được đưa vào bộ luật Hình sự của chúng ta. Nói cách khác, với mức xử phạt hiện nay có thể xem là ngang với một hành vi khuyến khích.
Thanh Thảo

Số lần xem trang: 2420
Điều chỉnh lần cuối:

Đọc báo

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng làm quyền hiệu trưởng ĐH Nông lâm TP.HCM (11-01-2021)

Hai nhà khoa học nhận Nobel Hóa học nhờ công nghệ chỉnh sửa gene (09-10-2020)

Nguồn gốc cây dược liệu quý-cây Sâm Ngọc Linh (27-07-2020)

Đi tìm nguồn gốc người Việt qua việc phân tích hệ gen (15-06-2020)

Bác sĩ trắng đêm xét nghiệm nCoV (08-05-2020)

Xin lỗi, công ty chúng tôi không tuyển người có bằng đại học đào tạo từ xa (22-10-2019)

Quản lý sinh viên kiểu… tiểu học (13-10-2019)

Hóa ra con người cũng có khả năng tái sinh cơ thể, nhưng bây giờ các nhà khoa học mới phát hiện ra (13-10-2019)

Toàn cầu hóa tác động đến chuyển dịch lao động trong cộng đồng ASEAN (11-10-2019)

Tìm “long mạch” cho các startup công nghệ Việt (05-09-2019)

Xem thêm ...

Trang liên kết

Toà nhà Viện CNSH & MT

Chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2005 của Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường

Con dấu ISO/IEC 17025:2005

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : chín chín bảy hai bốn

Xem trả lời của bạn !

logolink