Vien Nghien Cuu Cong Nghe Sinh hoc va Moi Truong - DH Nong Lam TP.HCM, RESEARCH INSTITUTE FOR BIOTECHNOLOGY AND ENVIRONMENT- NONG LAM University

 Một nhóm 25 nhà khoa học, hầu hết đang làm việc tại các viện hàn lâm hoặc trung tâm nghiên cứu có tiếng tăm ở Mỹ đã đề xuất một dự án tham vọng nhằm tạo ra bộ gene người hoàn chỉnh.

Dự án mang tên Human Genome Project-Write, được đưa ra bất chấp những quan ngại về việc một bộ gene người tổng hợp sẽ có thể tạo ra một đứa trẻ mà không cần có cha mẹ. Hoặc người ta lo sợ sẽ sinh ra những đứa trẻ theo “đơn đặt hàng” với ưu điểm vượt trội về năng lực.

Tuy nhiên, các nhà khoa học này khẳng định đó không phải là mục đích của dự án. Theo họ, các ứng dụng tiềm năng từ một bộ gene người tổng hợp là: tạo ra được các bộ phận cơ thể người có thể cấy ghép; chỉnh sửa khả năng miễn dịch với các loại virus; tăng cường khả năng kháng ung thư; thúc đẩy việc bào chế các loại thuốc và vaccine liên quan tới tế bào...

Các nhà khoa học thừa nhận dự án vẫn còn gây tranh cãi và cam kết sẽ tham khảo ý kiến của cộng đồng cũng như cân nhắc các góc độ về đạo đức, pháp lý và xã hội.

Dự kiến, mất 10 năm để các nhà khoa học có thể tổng hợp một bộ gene người hoàn chỉnh và sẽ được thử nghiệm ở cấp độ tế bào trong phòng thí nghiệm. 

Những người tham gia dự án hi vọng sẽ quyên góp được 100 triệu USD từ nguồn lực cộng đồng và tư nhân để có thể triển khai ngay trong năm nay. Khoản kinh phí ước tính cho dự án này là 3 tỉ USD.

 
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Số lần xem trang: 2399
Điều chỉnh lần cuối: 08-06-2016

Đọc báo

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng làm quyền hiệu trưởng ĐH Nông lâm TP.HCM (11-01-2021)

Hai nhà khoa học nhận Nobel Hóa học nhờ công nghệ chỉnh sửa gene (09-10-2020)

Nguồn gốc cây dược liệu quý-cây Sâm Ngọc Linh (27-07-2020)

Đi tìm nguồn gốc người Việt qua việc phân tích hệ gen (15-06-2020)

Bác sĩ trắng đêm xét nghiệm nCoV (08-05-2020)

Xin lỗi, công ty chúng tôi không tuyển người có bằng đại học đào tạo từ xa (22-10-2019)

Quản lý sinh viên kiểu… tiểu học (13-10-2019)

Hóa ra con người cũng có khả năng tái sinh cơ thể, nhưng bây giờ các nhà khoa học mới phát hiện ra (13-10-2019)

Toàn cầu hóa tác động đến chuyển dịch lao động trong cộng đồng ASEAN (11-10-2019)

Tìm “long mạch” cho các startup công nghệ Việt (05-09-2019)

Xem thêm ...

Trang liên kết

Toà nhà Viện CNSH & MT

Chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2005 của Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường

Con dấu ISO/IEC 17025:2005

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : ba bốn sáu năm ba

Xem trả lời của bạn !

logolink