Trung tâm Công nghệ Sinh học ứng dụng
DỊCH VỤ PHÂN TÍCH GMO
Văn Ngọc Dung
1. Giới thiệu
Sinh vật biến đổi gen (GMO: Genetically modified organism) là sinh vật mà vật liệu di truyền của chúng đã được biến đổi theo những cách không xảy ra trong tự nhiên mà bằng các kỹ thuật chuyển nạp gen (Querci M. và cs, 2004). Nhằm quản lý và giám sát hiệu quả GMO, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 178/1999/QĐ-TTg “ Quy chế ghi nhãn hành hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất nhập khẩu”. Trong năm 2005, “Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen” đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, Quyết định 212/2005/QĐ-TTg, và Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”. Xác định GMO và nguồn gốc GMO là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo tính minh bạch về chất lượng sản phẩm nông sản trong tiêu thụ và chế biến thực phẩm.
2. Phương pháp xác định sự có mặt của gen ngoại lai
Promoter là một thành phần quan trọng trong cấu trúc của tất cả các gen và đóng vai trò trong hoạt động của gen. Trong công nghệ chuyển gen thực vật, các promoter được sử dụng rất rộng rãi để điều khiển các gen ngoại lai trong cây trồng biến đổi gen nói riêng và thực vật nói chung. Trong đó, promoter 35S và terminator NOS là hai cấu trúc thường được sử dụng phổ biến nhất (Lê Thị Thu Hiền và cs, 2007). Vì vậy, phát hiện cây trồng biến đổi gen bằng kỹ thuật MultiplexPCR là dựa vào các cặp mồi đặc hiệu cho vùng promoter và terminator. Kết quả điện di sản phẩm PCR sẽ giúp xác nhận nguồn gốc của vật liệu đánh giá (mẫu phân tích). Một phương pháp khác, Realtime – PCR, sẽ cho phép định lượng chính xác hàm lượng vật liệu biến đổi gen (Bonfini L. và cs, 2001). Dựa trên những quy trình đã xây dựng, cán bộ Viện NC CNSH & MT đã cải tiến và phát triển các phương pháp để đạt được kết quả phát hiện GMO chính xác nhất, nhanh nhất trong mẫu phân tích.
3. Đối tượng phân tích
Các loại mẫu thực vật và các mẫu sản phẩm có nguyên liệu từ cây trồng
4. Chi phí phân tích
Phương pháp |
Giá tiền (VNĐ) |
Thời gian phân tích |
PCR |
700.000 |
1 tuần (kề từ ngày nhận mẫu) |
Realtime - PCR |
1.200.000 |
1 tuần (kề từ ngày nhận mẫu) |
5. Tài liệu tham khảo
Lê Thanh Bình, Phùng Văn Vui, Tạ Thị Kiều Anh, 2009. Quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen ở Việt Nam. Trong Hội nghị Quốc gia về Sinh vật biến đổi gen và Quản lý an toàn sinh học, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ: 7 -12.
Lê Thị Thu Hiền, Trần Thị Phương Liên, Nông Văn Hải, 2007. Promoter và ứng dụng trong công nghệ gen thực vật. Tạp chí Công nghệ sinh học 5:1-18.
Bonfini L., Heinze P., Kay S., Van den Eede G., 2001. Review of GMO detection and quantification techniques. European Commision, Joint Research Centre, Institute for Health and Consumer Protection, Food Products and Consumer Goods Unit, I-21020, Ispra, Italy, version: final version.
Querci M., Maretti M., Mazzara M., 2004. Qualitative detection of Mon810, Bt-176 maize and roundup ready soybean by PCR. In The analysis of food sample for the presence of genetically modified organisms (Querci M., Van den Eede G, Jermini M.). European Commision, Joint Research Center, EU, p. 12.
Số lần xem trang: 2870
Điều chỉnh lần cuối: 22-05-2012