Vien Nghien Cuu Cong Nghe Sinh hoc va Moi Truong - DH Nong Lam TP.HCM, RESEARCH INSTITUTE FOR BIOTECHNOLOGY AND ENVIRONMENT- NONG LAM University

 

 

 CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

NUÔI TRỒNG NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO Cordyceps militaris

          Đông trùng hạ thảo Cordyceps là loài nấm ký sinh trên côn trùng bộ cánh vảy đã được sử dụng làm thuốc từ những năm 2000 B.C. tại Trung Quốc. Cordyceps chứa rất nhiều các hoạt chất sinh học quý hiếm như nucleosides, cordycepin, polysaccharides, ergosterol, mannitol… có giá trị y học cao, có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, cải thiện sự sản xuất insulin, kháng viêm, và ức chế sự phát triển các tế bào leukemia U937. Bên cạnh đó, tính kháng khuẩn, kháng sâu, ức chế sự phát triển các khối u nang bất thường… của Cordyceps cũng được chứng minh bằng thực nghiệm. Hiện nay, nhu cầu sử dụng loại dược liệu quý này ngày càng tăng, trong khi đó có rất nhiều sản phẩm đông trùng hạ thảo trên thị trường với chất lượng và giá cả khác nhau, hầu như không kiểm soát được. Tại Việt Nam, chưa có nhiều công bố về việc nghiên cứu nuôi trồng đông trùng hạ thảo. Nguồn cung cấp loại dược liệu này từ các cơ sở sản xuất có uy tín, đáng tin cậy hầu như rất ít, giá thành cao, chưa thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng có thu nhập không cao.

Để đông trùng hạ thảo có thể là nguồn dược liệu tốt, an toàn và đảm bảo chất lượng với giá thành thấp, Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã thành công trong việc xây dựng qui trình nuôi cấy các loài Cordyceps khác nhau ở qui mô phòng thí nghiệm (đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số B2013-12-05), trong đó có Cordyceps militaris. Kết quả nghiên cứu cho thấy các sản phẩm nuôi cấy chứa các hoạt chất sinh học quý hiếm như adenosine, cordycepin, guanosine… với hàm lượng cao và ổn định. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy tính kháng khuẩn và tính kháng oxi hóa khá cao trong các sản phẩm thực nghiệm. Độ độc cấp tính qua đường miệng cao hơn 5000g/kg thể trọng, không có biểu hiện bất thường trên các cơ quan nội tạng và hành vi của chuột thử nghiệm đã khẳng định đây là sản phẩm an toàn cho người sử dụng. Kết quả của đề tài nghiên cứu là cơ sở cho khả năng nuôi cấy Cordyceps militaris ở qui mô lớn, cung cấp nguồn dược liệu chất lượng ổn định cho thị trường. Giá thành hợp lý của sản phẩm sẽ tăng thêm cơ hội sử dụng nguồn dược liệu quý cho cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng có nguồn thu nhập không cao trong xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.

Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường đã sẵn sàng chuyển giao các kỹ thuật công nghệ nuôi trồng Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris đến các đơn vị, cơ sở có nhu cầu, nhằm hỗ trợ cho việc triển khai nuôi trồng và sản xuất nấm dược liệu đông trùng hạ thảo C. militaris ở qui mô bán công nghiệp, nhân rộng mô hình sản xuất, cung cấp nguồn dược liệu chất lượng cao, ổn định cho thị trường với giá thành hợp lý, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Công nghệ nuôi trồng đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris bao gồm 12 qui trình kỹ thuật từ tuyển chọn, giữ giống, sản xuất giống các cấp, kỹ thuật nuôi trồng, sơ chế, bảo quản, đánh giá chất lượng sản phẩm, kỹ thuật thu hồi các hoạt chất sinh học trong phụ phẩm sau thu hoạch, cho đến kỹ thuật xử lý chất thải sau thu hoạch. Công nghệ được chuyển giao thông qua các lớp tập huấn lý thuyết và thực hành trực tiếp tại cơ sở nghiên cứu đông trùng hạ thảo của Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ TS. Lê Thị Diệu Trang,

Điện thoại:  012.3697.0267

Email: ltdtrang@hcmuaf.edu.vn

 

Địa chỉ: Phòng 207 – Nhà A2 – Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Min.

Số lần xem trang: 2489
Điều chỉnh lần cuối: 30-11-2015

Nghiên cứu khoa học

Đề tài đạt giải poster xuất sắc nhất (09-12-2024)

GIẢI NHẤT GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - EURÉKA LẦN THỨ 26 NĂM 2024 (09-12-2024)

QUY TRÌNH SẢN XUẤT SINH KHỐI NẤM NỘI CỘNG SINH AM (ARBUSCULA MYCORRHIZA FUNGI) (17-12-2023)

Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 24 - năm 2022 (27-11-2022)

(01-11-2019)

Cây mè và khả năng chịu hạn, TS. Phạm Đức Toàn (01-11-2019)

Nấm Linh Chi Việt (26-06-2014)

Trang liên kết

Toà nhà Viện CNSH & MT

Chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2005 của Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường

Con dấu ISO/IEC 17025:2005

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : chín ba bảy không

Xem trả lời của bạn !

logolink